Bổ sung canxi không đúng cách dẫn đến hậu quả gì?

Canxi là một khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, cung cấp đầy đủ canxi hỗ trợ cơ thể khỏe mạnh, giúp người trưởng thành phòng tránh được các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là khi tuổi đã cao. Tuy nhiên, nếu bổ sung canxi không đún, sẽ không phát huy tối đa được tác dụng và nguy hại hơn, dư thừa Canxi có thể gây hại cho sức khỏe.

Bổ sung canxi không đúng cách dẫn đến hậu quả gì?
Bổ sung canxi không đúng cách dẫn đến hậu quả gì?

Cùng xem cơ thể “Cần” Canxi tới mức nào

Trong cơ thể, Canxi là nguyên tố “năng nổ” nhất, nó tham gia vào hầu hết các hoạt động. Canxi chiếm 1,5 – 2% trọng lượng cơ thể. Có 99% Canxi nằm trong xương và 1% còn lại nằm trong máu, trong tổ chức tế bào và dịch ngooài tế bào.

Với xương: Xương chủ yếu được tạo thành từ các khoáng chất mà chủ yếu là Canxi và các chất hữu cơ phần lớn là Collagen. Trong đó Canxi chiếm khoảng 70% và Collagen chiếm 30% trọng lượng xương khô.Nếu trẻ em thiếu Canxi thì xương nhỏ, yếu xương, chậm lớn, thiếu chiều cao, còi xương, răng không đều, dị hình hay bị sâu. Với người trưởng thành nếu thiếu Canxi sẽ gây nên tình trạng mất xương, loãng xương mà hậu quả là đau nhức, gặp khó khăn trong vận động thậm chí có thể gãy xương khó hồi phục dẫn đến tàn phế hoặc tử vong sớm.

Với hệ miễn dịch: Canxi có vai trò chỉ huy quá trình phản ứng miễn dịch. Canxi chính là nguyên tố phát hiện sớm những tác nhân gây nệnh xâm nhập vào cơ thể vì Canxi giữ vai trò sứ giả thông tin thứ hai. Ngoài ra Canxi còn giữ vai trò kích hoạt năng lực di chuyển và năng lực bao vây, tiêu diệt vi khuẩn, độc tố gây bệnh của tế bào trắng.

Với hệ thần kinh: Canxi có vai trò quan trọng trong truyền dẫn thần kinh. Khi cơ thể thiếu canxi thì hoạt động truyền dẫn thần kinh bị ức chế, công năng hưng phấn và công năng ức chế của hệ thần kinh bị suy giảm.Vì thế mà trẻ em thiếu canxi thường có biểu hiện khóc đêm, ngủ giật mình hay quấy khóc, dễ nổi cáu, rối loạn chức năng vận động, không tập trung tinh thần. Còn người già khi thiếu canxi thường có biểu hiện thần kinh suy nhược và năng lực điều tiết thần kinh bị suy giảm như: hay quên, tinh thần không ổn định, mất ngủ hoặc ngủ li bì, dễ cáu hay ngủ mơ, đau đầu, tính tình thay đổi thất thường.

Với cơ bắp: Canxi đóng vai trò quan trọng trong hoạt động co giãn của cơ bắp. Nếu thiếu Canxi kéo dài thì khả năng đàn hồi của cơ bắp kém đi, thiếu Canxi cơ tim co bóp kém, chức năng chuyển máu yếu, khi vân động hay leo cầu thàng sẽ thở dốc, vã mồ hôi. Thiếu Canxi làm chức năng tiêu hóa kém đi, chán ăn, táo bón hay tiêu chảy….

Những vấn đề thường gặp khi bổ sung canxi

Thiếu canxi

Tình trạng thiếu hụt canxi trong suốt một thời gian dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của xương. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới giảm khối lượng xương và gây ra tình trạng loãng xương, đồng thời tăng nguy cơ gãy xương. Bên cạnh đó, tình trạng này còn dễ dẫn tới bệnh khớp và bệnh cao huyết áp.

Trẻ em thiếu loại khoáng chất này sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của xương. Phụ nữ có thai và phụ nữ sau sinh nếu không được cung cấp đủ canxi có thể gây ra tình trạng, ngứa hoặc tê ở ngón tay và ngón chân, tình trạng chuột rút, đặc biệt ở vùng lưng và chân; hay lo lắng, mệt mỏi và dễ cáu,…

Thừa canxi

Tình trạng thừa canxi kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất sắt và chất kẽm của cơ thể. Bên cạnh đó, nó cũng có thể khiến cho thận phải làm việc không ngừng nghỉ, dẫn đến quá tải dẫn tới nguy cơ sỏi thận, sỏi niệu quản.

Những trường hợp người loãng xương, phụ nữ có thai,… tự ý bổ sung, lạm dụng hoặc bổ sung liều cao có thể dẫn tới rối loạn nhịp tim hoặc vôi hóa khớp vai hay canxi hóa động mạch, rất nguy hiểm. Nếu cơ thể xuất hiện tình trạng khát nước, tiểu nhiều, rối loạn nhịp tim, hay buồn nôn thì phải ngừng thuốc và tốt nhất nên đi khám để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Nhu cầu Canxi của cơ thể theo từng độ tuổi

Nhu cầu Canxi của mỗi người là khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi và theo Tổ chức Y tế thế giới WHO thì:

– Trẻ sơ sinh – 1 tuổi cần 400mg – 600mg/ngày

– Trẻ em từ 1 – 10 tuổi cần 80mg/ngày

– Thanh thiếu niên từ 11 – 24 tuổi cần 1200mg/ngày

– Người trưởng thành từ 24 – 40 tuổi cần 800 – 1000mg/ngày

– Phụ nữ có thai cần 1200 – 1500mg/ngày

– Phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh và người có tuổi cần 1200 – 1500mg/ngày.

Bởi vậy, bổ sung canxi đúng cách sẽ giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.

Hầu hết các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên chúng ta nên chú ý đến lối sống có sự phối hợp giữa vận động, nghỉ ngơi hợp lý,bổ sung canxi không đúng cách, cân bằng dinh dưỡng. Theo đó, một số nhóm thực phẩm giàu canxin, vitamin D sẽ được nhấn mạnh như các chế phẩm từ sữa (sữa tươi, sữa chua, váng sữa, phomai…), các loại hạt (hạnh nhân, lúa mạch,…), nhóm họ đậu, hải sản, thịt nạc, trứng động vật, các loại rau lá xanh, nước cam, vỏ cam… Ngoài ra, trên thị trường hiện nay có nhiều loại thực phẩm chức năng giúp bổ sung canxi cho cơ thể, bao gồm loại chứa canxi hữu cơ và vô cơ, trong đó canxi hữu cơ như canxi cơm unical được khuyên dùng nhiều hơn vì hấp thu nhanh, hạn chế tối đa tình trạng táo bón, sỏi thận.